Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước được thành lập từ năm 2020 theo Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-SLĐTBXH ngày 27/02/2024 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước, Trung tâm  có năng nhiệm vụ, quyền hạn sau:
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
1. Vị trí
1. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng và được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng
1. Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng; phục hồi chức năng, lao động sản xuất; đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp, tái hòa nhập cộng đồng và tổ chức các hoạt động khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được nuôi dưỡng tại Trung tâm theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho các nhóm đối tượng yếu thế, gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, đối tượng khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội và các đối tượng bảo trợ xã hội cần bảo vệ khẩn cấp quy định; tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên, tình nguyện viên, cộng tác viên công tác xã hội.
3. Quản lý, bảo vệ, chăm sóc các phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, bảo đảm luôn sạch đẹp và trang nghiêm. Thường xuyên theo dõi, sửa chữa và cải tạo các phần mộ liệt sĩ bị hư hỏng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Quản lý, bảo quản và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí và tài sản của Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh theo quy định.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Nhiệm vụ
1. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
a) Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
b) Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng.
Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.
c) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.
2. Tham vấn, tư vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
3. Tư vấn, trợ giúp đối tượng có nhu cầu thực hiện các chương trình, chính sách trợ giúp xã hội thông qua việc cung cấp thông tin, tìm kiếm, đánh giá, sàng lọc, giới thiệu chuyển tuyến, sắp xếp giúp đối tượng thụ hưởng đầy đủ các chính sách về an sinh xã hội.
4. Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm và tại cộng đồng; thực hiện việc giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp phù hợp với nhu cầu đối tượng.
5. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm đối với các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện theo quy định hiện hành và đảm bảo phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của Trung tâm.
6. Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
7. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, đào tạo nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
9. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên.
b) Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các
nhóm đối tượng có nhu cầu.
10. Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
11. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
12. Phát triển cộng đồng
a) Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng.
b) Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền.
c) Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên, cộng tác viên công tác xã hội.
13. Tổ chức các hoạt động phát tờ rơi, pano, băng rôn tuyên truyền kết hợp truyền thông, nâng cao nhận thức.
14. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống. Tổ chức mai táng cho đối tượng đang nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm khi từ trần.
15. Quản lý tài chính, tài sản, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
16. Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.
17. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
18. Tổ chức quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
a) Xây dựng kế hoạch nâng cấp, tu bổ các phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ hằng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Quản lý sơ đồ, lập sơ đồ Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và vị trí mộ liệt sĩ mới tiếp nhận báo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Quản lý hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách quản lý mộ liệt sĩ để lưu trữ và gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Căn cứ vào quyết định di chuyển hài cốt, lập biên bản bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ; ghi rõ thông tin người di chuyển hài cốt liệt sĩ và địa phương nơi an táng hài cốt sau khi di chuyển; sửa chữa lại vỏ mộ; thực hiện ghi chú trên bia mộ hài cốt liệt sĩ đã di chuyển và lưu giữ hồ sơ di chuyển.
đ) Xem xét, kiểm tra, xác nhận thăm viếng mộ liệt sĩ để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thủ tục thăm viếng.
e) Thực hiện đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ theo các quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
f) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo các quy định khác của pháp luật.
2. Quyền hạn
1. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
2. Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
3. Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ trong và ngoài tỉnh đến thăm viếng mộ liệt sĩ và chuẩn bị công tác phục vụ cho lễ viếng, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh theo quy định.
5. Tổ chức tiếp nhận, an táng liệt sĩ, cải táng hài cốt liệt sĩ do các cá nhân (thân nhân liệt sĩ chuyển hài cốt từ tỉnh khác đến) và đơn vị quy tập bàn giao, xây vỏ mộ và khắc bia ghi tên trên mộ liệt sĩ theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi có văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
6. Phối hợp tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Lưu trữ hồ sơ quy tập hài cốt liệt sĩ theo quy định. Thực hiện thủ tục, hồ sơ an táng hài cốt liệt sĩ do gia đình quản lý có nguyện vọng đưa vào nghĩa trang liệt sĩ.
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định 76/2024/NĐ-CP

Nghị định số 76/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

lượt xem: 82 | lượt tải:35

Quyết định 1273/QĐ-UBND

QĐ về việc kiện toàn, bố trí đội ngũ công tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn và chế độ phụ cấp

lượt xem: 454 | lượt tải:172

Kế hoạch 285/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển Công tác xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2030

lượt xem: 424 | lượt tải:63

Thông tư 03/2022/TT-BTC

Thông tư số 03/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năn

lượt xem: 457 | lượt tải:200

Kế hoạch 123/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

lượt xem: 521 | lượt tải:96
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay46
  • Tháng hiện tại3,695
  • Tổng lượt truy cập897,812
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây